25 Th2 2022

6 tâm lý giao dịch thường gặp và cách khắc phục

6 bẫy tâm lý khi giao dịch mà nhà giao dịch cần phải đề phòng và cách để né tránh hiệu quả

Nếu bạn đã chọn đọc bài viết này, chắc hẳn bạn đã nhận ra việc có một phương pháp giao dịch và phương án quản lý vốn là chưa đủ. Tâm lý giao dịch chiếm một tỷ lệ lớn quyết định thành công và lợi nhuận ổn định. Nhưng thường nhà giao dịch mới không quan tâm đến việc quản lý tâm lý.

Vì sao tâm lý giao dịch không được chú ý. Là xuất phát từ chính tâm lý chủ quan, nghĩ rằng chiến lược giao dịch và quản lý vốn của mình đã có nhiều nguyên tắc lý trí rồi. Nhưng thực tế, giao dịch vẫn mang rất nhiều cảm tính chủ quan. Vì thế mà tâm lý rất quan trọng. Để có thể đề phòng những lỗi tâm lý giao dịch, bạn cần biết 6 cảm xúc nguy hiểm liên quan đến tâm lý về giao dịch. Từ đó, bạn có thể tìm được cách khắc phục.

A. 6 tâm lý giao dịch thường gặp.

Bạn nên nhớ rằng để giao dịch thành công, không chỉ nắm giữa các chiến lược phía sau giao dịch, mà còn phải kiểm soát cảm xúc. Lý do là vì dưới sự tác động của cảm xúc, nhà giao dịch dễ dàng xem nhẹ đi chiến thuật của mình và có quyết định cảm tính. Ví dụ như bán vị thế với giá bất lợi hoặc tham gia giao dịch thua lỗ. Để tránh mắc bẫy tâm lý, chỉ có cách học nhận biết các cảm xúc nguy hiểm và cách giải quyết chúng.

Bài viết này liệt kê ra 6 tâm lý giao dịch thường gặp với cả nhà giao dịch mới và người có kinh nghiệm. Bảng liệt kê này cũng đi theo thứ tự trước sau của từng cảm xúc trải qua. Bạn có thể xem, so sánh, dự đoán những tâm lý giao dịch hiện tại của mình.

6 bẫy tâm lý khi giao dịch mà nhà giao dịch cần phải đề phòng và cách để né tránh hiệu quả

1. Lạc quan:

Thường mới vào thị trường, nhà giao dịch còn khá lạc quan. Lạc quan thúc đẩy con người hành động như mua và tin vào xu hướng tăng giá. Nhưng lạc quan thái quá không dựa trên phân tích kỹ thuật là nguyên nhân thường gây mất tiền. Do quá tự tin mà mua gần hoặc ở trên đỉnh. Lạc quan có thể đến từ việc thiếu kiến thức. Do đó hãy luôn dành thật nhiều thời gian để tìm hiểu trước khi giao dịch.

2. Bi quan:

Tâm lý này xảy ra khi việc lạc quan bị đánh mất bởi thực tế. Bi quan sẽ khiến nhà giao dịch phán đoán sai mà vội bán cổ phiếu hay thoát lệnh. Bi quan khiến họ trở nên thận trọng và đa nghi đối với xu hướng tăng. Nhưng cần phân biệt, bi quan hợp lý giúp nhà đầu tư không mua nóng vội. Trong khi bi quan cảm tính làm cản trở bạn kiếm lời.

3. Lo sợ:

Cũng như bi quan quá, thì lo sợ lấy đi cơ hội kiếm tiền của nhà giao dịch. Họ phải từ bỏ giao dịch và bán vị thế ở mức giá quá thấp/ không đặt lệnh. Các nhà đầu tư lo sợ thường có xu hướng dự đoán xu hướng giảm, do đó họ không vội vàng mua. Những người luôn bị nỗi sợ hãi lấn át hay ngộ nhận rằng thị trường cổ phiếu không dành cho họ và bỏ qua cơ hội.

Đây là lý do tại sao bạn nên kiên định theo một chiến thuật giao dịch nhất định trong khoảng thời gian dài. Khi đó bạn biết mình là gì đúng, làm gì sai và tự bảo vệ mình khỏi những quyết định tự phát dựa trên nỗi sợ hãi.

4. Tham lam

Tham lam là cảm xúc khó nhận biết.  Một nhà đầu tư cần biết cách kiểm soát ở mức độ vừa phải, chỉ đủ làm động lực thôi. Tham lam thường dẫn đến sự tự tin quá mức. Nó thúc đẩy mua gần hoặc thậm chí ở đỉnh, và những hành động giao dịch rủi ro khác.

Một khi đã bị tâm lý giao dịch tham lam, họ cố gắng kiếm tiền lời quá nhiều và đi chệch khỏi chiến thuật của mình. Tham lam làm mất khả năng suy nghĩ thấu đáo và khách quan. Thường họ không thoát khỏi giao dịch đúng lúc, và lơ là việc quản lý rủi ro thích hợp. Tất cả những điều này có thể dẫn đến thua lỗ. Do đó, luôn bám sát kế hoạch giao dịch trước khi nghĩ rằng nó không có lời nhiều.

5. Hy vọng

Ngược lại, hy vọng giữ chân họ trong giao dịch thua lỗ. Nếu đầu tư thành công, hy vọng trở thành niềm tự hào, và trong trường hợp thất bại thì trở thành nỗi ân hận và lo sợ. Khi bạn phát hiện ra mình đang mong đợi 1 kết quả nào đó ngược lại thị trường, thì có lẽ bạn đang bị tâm lý giao dịch hy vọng quá. Đặt kỳ vọng vừa phải và biết chấp nhận khi mình sai.

6. Ân hận:

Ân hận vì khoản tiền lời bị mất hoặc giao dịch thua lỗ là bình thường. Nhưng nếu bạn quá chú tâm vào nỗi buồn và thất vọng, bạn có thể bị tiêu cực và mất động lực. Để loại bỏ tâm lý giao dịch, hãy phân tích giao dịch thất bại và hiểu rõ điểm sai sót của mình. Sau đó cố gắng tập trung vào những cơ hội tiềm năng khác.

B. Các mẹo khắc phục tâm lý giao dịch

Vì đã gọi là tâm lý giao dịch, nó thuộc về cảm xúc. Nên nhiều khi nhà giao dịch biết đã dính vào tâm lý giao dịch đấy, nhưng khó có mà thoát được. Do đó, bài viết sẽ chỉ ra các mẹo mà khi bạn cảm thấy quá cảm xúc, có thể áp dụng để chữa cháy, tránh bị thua lỗ nặng nề. Và có thời gian và sự bình tĩnh để điều chỉnh lại giao dịch.

4 mẹo để khắc phục các lỗi tâm lý thường gặp trong giao dịch và cách để đề phòng lâu dài

Mẹo 1: Dừng giao dịch khi thua liên tiếp.

Đây là mẹo kiểm soát tâm lý giao dịch tức thì. Với mẹo này bạn có thời gian kiềm chế cảm xúc, bình tĩnh trở lại. Sự thật rằng ai cũng đã từng gặp những chuỗi lệnh thua liên tiếp. Bạn cần phải dừng việc giao dịch lại. Vì đây cũng là lúc tâm lý giao dịch của bạn đánh mất kiểm soát. Ngay lập tức, bạn muốn vào lệnh ngay, cho dù các điều kiện của hệ thống giao dịch không cho phép. Chỉ quay lại khi bạn cảm thấy bình thường trở lại.

Mẹo 2: Giảm giao dịch ngay cả khi thắng liên tục.

Điều này nghe phi lý nhưng cách này chống lại cảm giác hưng phấn khiến bạn mất đi khả năng phán đoán. Cần hiểu rằng khi bạn có một chuỗi thắng liên tiếp, bạn càng phải suy xét về điều kiện giao dịch lẫn khối lượng vào lệnh.

Mẹo 3: Tránh giao dịch khi thị trường biến động mạnh.

Người có kinh nghiệm thường khuyên không nên đâm đầu vào những lúc thị trường không thuận lợi. Có nghĩa là khi mình khó xác định xu hướng hay những lúc thị trường biến động mạnh do có các sự kiện kinh tế, chính trị bất ổn và khó lường.

Khi thị trường giao dịch phản ứng nhạy cảm với những biến động. Là những thời điểm bạn không thể dự đoán trước được xu hướng thị trường. Các chiến lược giao dịch cũng trở nên không hợp lý. Do đó chỉ có thể chờ thị trường hạ nhiệt rồi quay lại. Thà bạn mất vài cơ hội còn hơn mất tiền cho những lúc khó lường này.

Mẹo 4: Quản lý vốn.

Bạn sẽ không cần quá lo lắng về tâm lý giao dịch nếu có một bộ nguyên tắc quản lý vốn chặt chẽ. Việc cần làm là tìm hiểu và xây dựng hệ thống quản lý vốn phù hợp với mục tiêu và số vốn đang có. Nhưng quan trọng hết là bạn phải tuân thủ tuyệt đối những nguyên tắc đó.

Kết luận:

Tâm lý giao dịch được khẳng định là một trong những yếu tố quyết định thành công. Khi bạn biết 6 cảm xúc tâm lý giao dịch trên. Bạn sẽ biết được khi nào mình bị tâm lý và dừng lại. Ngoài ra có thể dùng các mẹo tâm lý để tránh được những cảm xúc và bình tĩnh trước những biến động thị trường ảnh hưởng đến khả năng giao dịch.

Rated 1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars/5 based on 9 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
  • avatar image

    An Giang

    Th2 28, 2022

    Tôi phải cháy tài khoản olymp trade mấy lần mới phát hiện ra mình bị tâm lý giao dịch dữ quá. Lúc thì rất máu lúc thì sợ hãi, lúc thì tức giận. Từ ngày biết olymp trade là gì là cảm xúc hơn phim hàn quốc. Sau đó mới biết mấy cái mẹo về tâm lý từ đó mới giao dịch lý tính hơn đó

    Reply
  • avatar image

    Bảo Minh

    Th3 08, 2022

    Hồi xưa mới tìm hiểu olymp trade là gì mà chưa biết về mấy cái bẫy tâm lý này. vào là dính ngay. phải nói là rất đau đầu. bây giờ càng về sau thì càng có nhiều người chỉ mẹo cho mình tránh. các ông vô olymp trade sau này được lợi rất nhiều có kinh nghiệm xương máu người trước để lại

    Reply
  • avatar image

    Công Minh

    Th3 10, 2022

    6 bẫy tâm lý giao dịch này là quá thường gặp luôn. Không phải chỉ có người mới vào giao dịch mới bị đâu. Cả nhưng người cũ cũng luôn mắc những tâm lý giao dịch này khi tham gia olymp trade. nếu không giữ cái đầu lạnh và luôn tuân theo các nguyên tắc quản lý vốn thì rất dễ mất tiền

    Reply
  • avatar image

    Chắc

    Th3 10, 2022

    Vượt qua được tâm lý giao dịch thì nhà giao dịch mới thật sự đang kiếm tiền, còn không thì sẽ dễ bị ảnh hưởng. mình có thằng em trai vô nghề cùng 1 lúc. Lúc đầu thì máu lắm, nhưng không trụ nổi bao lâu. do bị tâm lý quá nặng nề

    Reply
  • avatar image

    Sáng

    Th3 11, 2022

    Tâm lý giao dịch olymp trade luôn được mọi người trong nhóm nhắc nhở nhau. không hiểu sao vẫn còn có quá nhiều người bỏ lơ yếu tố này. tôi nghĩ trước khi học về olymp trade là gì và cách giao dịch thì người chơi phải nắm các bẫy tâm lý trước

    Reply
  • avatar image

    Hằng

    Th3 14, 2022

    Về tâm lý giao dịch thì không đâu bằng thực chiến. Chiến vài lần sẽ có kinh nghiệm về tâm lý ngay. đừng nói đến là sách vở, tâm lý nó thuộc về cảm xúc. Nói không thì không thấm được

    Reply
  • avatar image

    Kim

    Th4 20, 2022

    Những người hay bị tâm lý giao dịch vốn là do họ quá tham lam và vội vàng cho nên mới dễ bị tác động tâm lý. Nhiều khi không hiểu sao họ làm cháy tài khoản vì đánh kiểu cầu may mà cứ đổ lỗi cho sàn làm này làm kia. Lên cộng đồng than hoài. Trong khi cái mình cần là kiểm soát lại tâm lý giao dịch. Khuyên các bạn mới nghiên cứu vụ tâm lý này trước rồi tính đến chuyện chiến lược giao dịch sau

    Reply
  • avatar image

    Khang

    Th5 06, 2022

    Vướng phải tâm lý giao dịch mà tôi đã có một khoản thời gian dài chật vật, thường thì mình cứ nghĩ mình giao dịch không tốt là do chiến lược lỏng lẻo, chưa biết phân tích kỹ thuật. nhưng cái đó chỉ là một phần thôi, phần lớn mọi người không nhận ra những người mới, người thiếu logic sẽ dễ bị mắc tâm lý giao dịch nhất.

    Reply
  • avatar image

    Mai

    Th11 15, 2022

    Mình không rành về tâm lý nhưng tâm lý giao dịch là có thật nha. Mình không đùa đâu. Tâm lý giao dịch nó áp dụng cho tất cả mọi người chứ không phải là chỉ có vài người bị đâu nha. mọi người nên tìm hiểu về tâm lý giao dịch trước khi giao dịch

    Reply
  • avatar image

    Viên

    Th12 07, 2023

    Chà, giao dịch cũng lắm tâm lý dữ. Cái gì cũng dễ bị thao túng cả

    Reply

Leave a reply

Name
E-mail